Bảo vệ nguồn nước là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta. Tuy nhiên bản thân chúng ta cần làm gì thì không phải ai cũng rõ. Sau đây là vài cách chúng ta có thể thực hiện để góp phần xây dựng nguồn nước an toàn cho chính mình và cho tương lai.
Bảo vệ nguồn nước – Bảo vệ sự sống của chúng ta
Nước là khởi nguồn của sự sống, mọi biến động về nguồn nước sẽ ảnh hưởng đến các yếu tố môi trường và sự sống trên Trái Đất. Vì vậy, nước là tài nguyên quý giá, bảo vệ tài nguyên nước là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
Tại sao cần bảo vệ nguồn nước?
Nước chiếm 66% trọng lượng cơ thể. Là dung môi của hầu hết các chất chuyển hóa dưới dạng hòa tan. Nước tham gia vào nhiều phản ứng hóa học trong cơ thể. Tham gia bài tiết các chất độc ra khỏi cơ thể qua con đường nước tiểu hay tuyến mồ hôi. Nước giúp điều hòa thân nhiệt.
Ngoài ra, ô nhiễm nước có thể làm hỏng một nguồn nước mãi mãi. Như vậy khả năng được tiếp cận và sử dụng nước sạch của một bộ phận có thể giảm đi đáng kể.
Những nguyên tắc bảo vệ nguồn nước
Để có nước sạch sử dụng chúng ta cần dựa theo 3 nguyên tắc: Phòng ngừa, duy trì và khắc phục.
• Phòng ngừa: Không thải chất thải, chất ô nhiễm hoặc nước chưa xử lý ra ngoài môi trường.
• Duy trì: Xử lý nước ô nhiễm trước khi đưa ra ngoài môi trường, đánh giá mọi khả năng ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước.
• Khắc phục: Xử lý, tại tạo lại vùng, nguồn nước ô nhiễm.
Cách chúng ta có thể làm để bảo vệ nguồn nước
Đầu tiên, cần lựa chọn các sản phẩm ít tạo chất thải cho môi trường nhất. Đó có thể là sản phẩm hữu cơ, thành phần lành tính với thiên nhiên, nguồn nước. Hoặc sử dụng loại có khả năng tái chế, an toàn cho môi trường.
Sản phẩm bột giặt, dầu rửa bát, nước tẩy rửa lau sàn, bồn cầu,… Tất cả đều cần được lựa chọn sản phẩm thân thiện với môi trường.
Thứ hai, hạn chế sử dụng các bao bì ni lông, túi đựng thực phẩm. Tránh sử dụng sản phẩm dùng một lần, như cốc nhựa, hộp thức ăn nhanh. Đối với các sản phẩm thường xuyên tiêu dùng như dầu rửa bát, dầu gội có thể sử dụng loại mua theo cách đong.
Thứ ba, hãy tận dụng bất kỳ sản phẩm nào bạn có thể tái chế. Môi trường sẽ rất cảm ơn bạn, ngược lại bạn cũng có thể cảm nhận cảm giác tích cực từ sự sáng tạo không ngờ này.
Thứ tư, để rác đúng nơi đúng vị trí. Phân loại rác, rác thải điện tử, rác hữu cơ, rác vô vơ. Hành động này sẽ giảm thiểu khả năng phát tán những chất độc hại ra môi trường.
Đặc biệt là rác thải điện tử, mức phát tán là cực lớn. ếu không có quá trình xử lý đúng ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất là khó tránh khỏi.