Ngày nay công nghệ sơn tĩnh điện đã và đang chiếm ưu thế vượt trội trong công nghệ sơn, mạ nhờ độ bền cao, nước sơn mịn, đẹp. Tuy vậy nước thải của ngành công nghiệp này cũng chứa rất nhiều hóa chất độc hại gây ảnh hưởng lớn đến môi trường…

Thông số đầu vào và đầu ra:

Nước thải đầu vào sơn tĩnh điện
Nước thải đầu ra sơn tĩnh điện sau khi xử lý

Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải sơn tĩnh điện

Thuyết minh quy trình công nghệ hệ thống xử lý nước thải sơn tĩnh điện:

–       Nước thải từ quá trình sơn tĩnh điện sẽ được thu gom về bể chứa nước thải tập trung, sau đó được bơn qua bể điều hòa. Tại đây bể điều hòa sẽ có nhiệm vụ cân bằng nồng độ các chất có trong nước thải, đồng thời điều hòa lưu lượng nước thải để tránh hiện tượng quá tải cho toàn hệ thống. Tiếp theo nước sẽ được dẫn sang bể tách sơn sơ bộ, tại bể này, những mảng sơn có kích thước lớn bị lẫn trong nước thải sẽ được tách ra để tránh ảnh hưởng đến hệ thống bơm và đường ống phía sau.


–       Sau đó, được đưa qua bể phản ứng keo tụ – tạo bông để châm FsSO4, hóa chất này sẽ oxy hóa Cr6+ thành Cr3+ , nước thải sẽ được khuấy trộn trong khoảng 10 phút với tốc độ khuấy là 08 vòng/p. Sau khi khuấy trộn sẽ được để yên trong khoảng từ 5 đến 10 phút cho phản ứng xảy ra. Tiếp theo dung dịch NaOH sẽ được châm vào để tạo phản ứng kết tủa Cr(OH)3. Máy khuấy sẽ được kích hoạt ở dải tốc độ như khi ta châm FeSO4, tiếp tục khuấy trong 10 phút sau đó giảm xuống 20v/h và để lắng trong 4 giờ. Bể phản ứng này được thiết kế đáy nghiêng một góc 60 độ, dạng trụ tròn.
–       Nước sau khi qua quá trình keo tụ sẽ được chuyển sang bể lọc áp lực. Tại bể này, nước thải sau phản ứng sẽ được loại bỏ hết lượng SS còn lại.
–       Hệ thống này sử dụng tia UV để loại bỏ vi sinh trong nước thải trước khi dẫn ra ngoài môi trường.
–       Lượng chất keo tụ sau phản ứng keo tụ – tạo bông được dẫn sang bể chứa bùn, sau đó được chuyển qua máy ép bùn. Lượng nước thải thu được sau khi tách bùn sẽ được dẫn về bể điều hòa để tiếp tục xử lý.

Ưu điểm của xử lý nước sơn tĩnh điện

–       Sử dụng modul hợp khối nên rất gọn, tiết kiệm không gian, diện tích xây dựng.
–       Áp dụng công nghệ đơn giản nhưng hiệu suất xử lý cao.
–       Có thể vận hành hệ thống hoàn toàn tự động, tiếp kiệm chi phí nhân công.
–       Dễ dàng vận hành.
–       Không phát sinh mùi gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *