Ngành công nghiệp xi mạ đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực sản xuất, từ ô tô, xe máy đến đồ gia dụng, xi mạ là một trong những ngành có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao nhất, Nước thải ngành xi mạ phát sinh không nhiều, tuy nhiên hàm lượng ô nhiễm kim loại nặng cao cần được xử lý hiệu quả, cùng với môi trường Ngọc Quân tìm hiểu về quy trình xử lý nước thải xi mạ dưới đây nhé.
TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI XI MẠ
CÁC CÔNG NGHỆ XI MẠ HIỆN NAY
Mạ điện:
- Là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay
- Mạ điện là quá trình điện hóa cực catôt.
- Kim loại mạ gắn với cực dương anôt của nguồn điện trong dung dịch điện phân
Mạ hóa học
- Phương pháp này dựa trên cơ sở khử hóa học.
- Các ion kim loại được khử thành kim loại từ dung dịch muối của nó bằng các chất khử và kết tủa trên bề mặt cần xử lý
Mạ nhúng nóng
- là quá trình mà trong đó vật liệu cần mạ đi qua bể chứa kim loại nóng chảy ở nhiệt độ cao (kim loại nguyên chất).
CÁC LOẠI NƯỚC THẢI XI MẠ
Nước thải xi mạ được chia làm 2 nhóm chính:
Nước thải phát sinh trực tiếp từ quá trình mạ
- Từ hoạt động vệ sinh bể mạ, hóa chất rò rỉ, rơi vãi trong quá trình mạ
- Lượng nước thải này không nhiều tuy nhiên nồng độ chất ô nhiễm kim loại nặng cao
Nước thải phát sinh từ công đoạn làm sạch bề mặt bằng phương pháp tẩy dầu mỡ hóa học
- Nước thải từ quá trình này nhiều, tuy nhiên nồng độ ô nhiễm thấp. Thành phần chủ yếu là chứa kiềm, axit, dầu mỡ, chất lơ lửng.
Xem thêm: Quy trình xử lý nước thải công nghiệp
TÁC ĐỘNG CỦA NƯỚC THẢI XI MẠ ĐẾN MÔI TRƯỜNG
Nước thải xi mạ là một trong những loại nước thải công nghiệp độc hại nhất, gây ra những tác động nghiêm trọng đến môi trường nếu không được xử lý đúng cách.
Hình 1: Tác động của nước thải xi mạ đến với môi trường
Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC
- Kim loại nặng: Nước thải xi mạ chứa nhiều kim loại nặng như crom, niken, đồng, kẽm, chì,… Các kim loại này có thể tồn tại lâu dài trong môi trường
- Hóa chất độc hại: Ngoài kim loại nặng, nước thải xi mạ còn chứa nhiều hóa chất độc hại khác như axit, kiềm, cyanua
- Ô nhiễm hữu cơ: Nước thải xi mạ có thể chứa các chất hữu cơ từ dầu mỡ, chất hoạt động bề mặt,.. gây ảnh hưởng đến sự sống của các loài sinh vật.
Ô NHIỄM ĐẤT
- Tích tụ kim loại nặng: Kim loại nặng trong nước thải xi mạ có thể ngấm vào đất, gây ô nhiễm nông sản và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
- Thay đổi tính chất đất: Nước thải xi mạ có thể làm thay đổi tính chất vật lý, hóa học của đất, làm giảm độ phì nhiêu của đất
ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE CON NGƯỜI
- Ngộ độc kim loại nặng: Tiếp xúc với kim loại nặng trong nước thải xi mạ có thể gây ra các bệnh như ung thư, tim mạch, thần kinh,…
- Các bệnh về da và hô hấp: thải xi mạ có thể gây ra các bệnh về da, hô hấp,..
CÁC BƯỚC XỬ LÝ NƯỚC THẢI XI MẠ
Các bước xử lý nước thải xi mạ thường bao gồm các giai đoạn sau:
- Tiền xử lý: Loại bỏ các tạp chất lớn như kim loại, cặn bẩn, và dầu mỡ.
- Xử lý hóa học: Sử dụng các hóa chất để trung hòa và kết tủa các chất ô nhiễm.
- Lọc: Lọc bỏ các hạt rắn và kết tủa ra khỏi nước.
- Xử lý sinh học: Sử dụng vi sinh vật để phân hủy các hợp chất hữu cơ còn lại.
- Khử trùng: Dùng các phương pháp khử trùng như clo
Nước thải sẽ được kiểm tra để đảm bảo đạt tiêu chuẩn an toàn trước khi thải ra môi trường.
QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI XI MẠ
Nước thải từ các khu vực sản xuất được thu gom về hố gom.

BỂ ĐIỀU HÒA
- Bể có chức năng ổn định về thành phần, nồng độ và lưu lượng nước thải
- Bể được cung cấp khí sục từ dưới lên trên thông qua hệ thống phân phối khí đưới đáy bể.
BỂ PHẢN ỨNG
- Bể phản ứng xảy ra các Phản ứng oxi hóa mạnh để phân giải chất hữu cơ; oxi hóa kim loại nặng thành dạng kết tủa.
- Hệ thống kiểm soát pH được lắp nhằm kiểm soát ổn định pH thấp tạo môi trường thuận loại cho quá trình Fenton oxy hóa bậc cao.
BỂ CÂN BẰNG
- Bể cân bằng có tác dụng cân bằng pH nước thải, tạo giá trị pH tối ưu cho quá trình keo tụ tạo bông được hiệu suất cao nhất
BỂ KEO TỤ
- Hóa chất PAC được cấp vào bể keo tụ. Chúng loại bỏ các kim loại nặng đã kết tủa oxit, xử lý COD trong nước thải.
Chất keo tụ có tác dụng làm cho những hạt rất nhỏ biến thành những hạt lớn lắng xuống.
BỂ TẠO BÔNG
- Từ bể keo tụ, nước thải tiếp tục chảy vào bể tạo bông. Trong bể tạo bông, chất trợ keo PAM sẽ được châm vào theo lượng định sẵn
BỂ LẮNG
- Bùn lắng dưới đáy bể lắng được chuyển đến bể chứa bùn bằng 02 bơm bùn hoạt động luân phiên
LỌC ÁP LỰC
- Nước được bơm cấp qua hệ thống lọc áp lực. Khi đi qua lớp vật liệu lọc, cặn và các tạp chất được giữ lại để nước sạch đi qua.
KẾT LUẬN
Việc áp dụng quy trình xử lý nước thải xi mạ hiệu quả không chỉ giúp các doanh nghiệp tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, mà còn góp phần quan trọng vào việc bảo vệ nguồn tài nguyên nước, hệ sinh thái và sức khỏe cộng đồng
Môi Trường Ngọc Quân là một trong những đơn vị hàng đầu về xử xử lý nước thải, với đội ngũ chuyên viên kỹ thuật giáu kinh nghiệm chúng tôi luôn đem đến những giải pháp phù hợp cho từng quy mô loại hình cơ sở đem đến sự hài lòng cho quý khách hàng. Liên hệ ngay để được hỗ trợ tư vấn.
Xem thêm: Công nghệ màng lọc MBR: Giải pháp tương lai cho tái sử dụng nước
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG NGỌC QUÂN
- Địa chỉ: 532/1/74 Đường Khu Y Tế Kỹ Thuật Cao, Phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh
- Hotline: 0327.23.23.66
- Phòng kỹ thuật: 0387.07.07.87
- Website: https://moitruongngocquan.com.vn/
- Email: ngocquan.tbmt@gmail.com