Việt Nam là nước xuất khẩu tinh bột mì chiếm tỷ lệ đáng kể. Cùng với diện tích sắn được mở rộng, sản lượng cũng như năng suất tinh bột sắn cũng được tăng lên. Bên cạnh đó, các nhà máy sản xuất thực phẩm chế biến từ tinh bột cũng thải ra môi trường một lượng không nhỏ nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu cho phép. Hôm nay cùng chúng tôi tìm hiểu giải pháp xử lý nước thải chứa tinh bột khó xử lý!
Các nguồn phát sinh nước thải chế biến tinh bột mì
Trong quá trình chế biến tinh bột, nước được sử dụng trong quá trình sản xuất chủ yếu ở các công đoạn rửa củ, ly tâm, sàng loại sơ, khử nước.
Trong cộng đoạn rửa, nước được sử dụng cho việc rửa củ mì trước khi lột vỏ để loại bỏ các chất bẩn bám trên bề mặt. Nêu rửa không sạch, bùn bám trên củ sẽ làm cho tinh bột có màu rất xấu.
Trong công đoạn ly tâm và sàng loại xơ, nước được sử dụng nhằm mục đích rửa và tách tinh bột từ xơ củ mì. Ngoài ra, nước còn được sử dụng trong quá trình nghiền củ mì nhưng với khối lượng không đáng kể.
Tóm lại, lượng nước thải chế biến tinh bột khoai mì phát sinh dự kiến có 10% từ nước rửa củ và 90% từ công đoạn ly tâm, sàng lọc, khử nước.
Thành phần, tính chất nước thải khoai mì
Nước sản xuất được sử dụng nhiều nhất ở công đoạn rửa và ly tâm tách bã. Lượng nước thải ra môi trường chiếm 80 – 90% nước sử dụng.
Nước thải sinh ra từ dây chuyền sản xuất tinh bột mì có các thông số đặc trưng như: pH thấp, hàm lượng chất hữu cơ và vô cơ cao, thể hiện qua hàm lượng chất lơ lửng (SS), các chỉ số về nhu cầu oxy hóa (BOD), nhu cầu oxy hóa học (COD), độ màu,.. với nồng độ rất cao, vượt nhiều lần so với tiêu chuẩn môi trường.
Đặc biệt, trong nước thải khoai mì có chứa HCN là một axit có tính chất độc hai. Đây là chất hóa học trong khoai mì gây nên trạng thái say, ngộ độc khi ăn phải quá nhiều. Khi ngâm khoai mì vào nước, một phần HCN sẽ tan vào trong nước và theo nước thải ra ngoài. Ngoài ra, trong quá trình hoạt động có sục khí SO2 vào ở công đoạn trích ly. SO2 khi gặp nước sẽ chuyển hóa thành axit H2SO3 làm cho pH trong nước giảm xuống rất nhiều.
Ảnh hưởng của nước thải đến với môi trường
Nước thải chế biến khoai mì có hàm lượng ô nhiễm cao nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm các nguồn nước mặt, nước ngầm, không khí trong khu vực nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường sống của người dân khu vực.
Đối với nước ngầm tầng nông, nước thải chế biến khoai mì có thể thấm xuống đất và gây ô nhiễm nước ngầm. Các nguồn nước ngầm nhiễm các chất hữu cơ, dinh dưỡng và vi trùng rất khó xử lý thành nước sạch.
Đối với các nguồn nước mặt, các chất ô nhiễm có trong nước thải sản xuất khoai mì sẽ làm suy thoái chất lượng nước, tác động xấu đến môi trường và thủy sinh vật